Như chúng ta đã biết hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được quay trở lại lưu thông trong nước cho phép gắn nhãn phụ, không phải làm lại toàn bộ nhãn hàng hóa.
In tem nhãn sản phẩm cho phép doanh nghiệp tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và các Hiệp định Việt Nam tham gia; cho phép doanh nghiệp có hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở khác nhau có cùng tiêu chuẩn chất lượng thì được ghi tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, không phải ghi tất cả các địa chỉ sản xuất như quy định cũ.
Phát biểu tại Hội nghị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về nhãn hàng hóa theo nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa do Tổng cục TĐC tổ chức mới đây tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TĐC Nguyễn Nam Hải cho biết, Nghị định 43 có nhiều điểm mới tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi, giảm chi phí phát sinh cho doanh nghiệp như: miễn in tem nhãn phụ đối với hàng hóa là linh kiện nhập khẩu trong dịch vụ sửa chữa, bảo hành, không nhằm mục đích mua bán; miễn ghi nhãn phụ đối với hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất nội bộ, không nhằm mục đích mua bán.
Đồng thời, Nghị định 43 quy định việc ghi nhãn hàng hóa đối với nhiều nhóm hàng hóa mới phát sinh và tích hợp nội dung của các văn bản quản lý chuyên ngành có liên quan đến nhãn hàng hóa nhằm đảm bảo tính mới, tính thống nhất của văn bản pháp luật. Theo đó nghị định 43 có hiệu lực và thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP (Nghị định 89) của Chính phủ về Nhãn hàng hóa.